Giáo trình LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM. Tác giả: TS. Huỳnh Công Bá

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 03-12-2018

Giới thiệu sách: 


Văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của nhân loại, mang đặc trưng riêng của các cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, sự xuất hiện của văn hóa giúp con người thoát khỏi sự mông muội, dã man tiến đến sự văn minh, khai sáng trong hơn ngàn năm qua. Nói như vậy, chúng ta thấy được sự gắn kết giữa lịch sử và văn  hóa trong xã hội loài người, đây là hai mặt không thể tách rời nhau của sự vận động phát triển của nhân loại.

Tại Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu về văn hóa, các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử -  một yếu tố quan trọng để hình thành văn hóa các cộng đồng Việt Nam. Học phần “ Lịch sử văn hóa Việt Nam” được đưa vào giảng dạy cho sinh viên các ngành Ngữ Văn và Lịch sử ở bậc đại học năm 1991 đến năm 1993 giáo trình “Lịch Sử Văn hóa Việt Nam” do tiến sĩ Huỳnh Công Bá chủ biên được duyệt in ấn và từ đó đến nay đã nhiều lần tái bản nhằm để câp nhật những kết quả nghiên cứu mới nhất của giới khoa học về Sử văn hóa.

Giáo trình “Lịch sử Văn hóa Việt Nam” của Tiến sĩ Huỳnh Công Bá được chia làm 7 phần, tương ứng với từng thời kỳ văn hóa tring lịch sử Việt Nam bao gồm:

Phần 1 “Văn hóa Việt Nam thời kỳ Nguyên thủy” bao trình bày về sự phát triển của văn hóa Việt Nam từ thời đồ đá cũ đến trung kỳ đá mới thông qua các nghiên cứu dựa trên di chỉ khảo cổ, nơi cư trú, công cụ sản xuất,…. để đưa ra nhận định về văn hóa của thời kỳ này.

Phần 2 “Văn hóa Việt Nam thời kỳ dựng nước và hình thành các văn hóa khu vực” trình bày các nền văn hóa từ thời Văng Lang – Âu Lạc đến các vùng văn hóa đặc trưng như Sa Huỳnh, Đồng Nai, óc Eo thông qua các di chỉ khảo cổ được khai quật và các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ.

Phần 3 “Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc và tiếp biến văn hóa Ấn độ - Trung hoa” đưa ra các luận điểm về văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc và sự tiếp biến trong văn hóa, ngoài ra, còn nói đến Văn hóa Phù Nam và văn hóa Chăm pa 2 nền văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến Văn hóa Việt Nam được nghiên cứu thông quá tài liệu của các nhà nghiên cứu và các di chỉ khảo cổ.

Phần 4 “ Văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển rực rỡ Văn hóa truyền thống” chia ra làm 2 giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV và giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX.

Phần 5 “Văn hóa Việt Nam thời kỳ pháp thuộc và tiếp biến văn hóa phương Tây” trình bày văn hóa Việt Nam từ năm 1862 đến năm 1975, thông qua tài liệu nghiên cứu, tư liệu lịch sử,…

Phần 6 “Văn hóa Việt Nam thời kỳ đương đại” với việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong 2 giai đoạn 1975 đến 1985 và giai đoạn từ 1986 đến nay đưa ra nhận định về văn hóa Việt Nam trong thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và sự phát triển của Toàn cầu hóa Văn hóa.

Nhìn chung, tác phẩm đã đưa ra được rất nhiều thông tin về Lịch sử văn hóa của Việt Nam thông qua các thời kỳ từ sơ khai cho đến hiện đại, cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ về sự phát triển của văn hóa Việt Nam, tuy nhiên, vì nghiên cứu còn dựa nhiều vào kết quả khảo cổ học và tài liệu được bên thứ 3 ghi lại trong quá trình lịch sử nên có một số vấn đề của Văn hóa bản địa còn bị bỏ ngõ, như vấn đề về giao tiếp văn hóa giữa Việt nam và các quốc gia trong Đông Nam Á, hay sự bành trướng của toàn cầu hóa vẫn chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả hiện trạng. Tuy nhiên, như đã được nói ở trên, tác phẩm vẫn là một tài liệu đa dạng và logic về mặt tri thức để hỗ trợ cho người đọc tìm hiểu về Lịch Sử Văn hóa Việt Nam.

Sách hiện đang có tại Trung tâm thông tin Thư viện

Tên nhan đề: Lịch sử văn hóa Việt Nam /Huỳnh Công Bá.. - Tái bản có sửa chữa, bổ sung

Số phân loại : 306.095 97

Mã hóa ký hiệu xếp giá : 306.095 97 L302S

Kho : 2B  Số bản 4

Kho : B  Số bản 2

Kho : SDH  Số bản 1

                                                                                                               Người viết tin: TT TT - TV

Từ khóa: